Open top menu
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016
Điện tử tương tự- điện tử công nghiệp 1- điện tử công nghiệp 2


- Việc học những môn cơ sở trong nghành điều khiển tự động là một trong những bước nền tảng để các bạn tiến bước vào các môn học sau một cách thuận lợi như điện tử số, điện tử công suất cũng như phục vụ cho công tác làm đồ án của các bạn sau này.
- Môn này cũng cấp 1 loạt các kiến thức nền tảng,cụ thể là về
  • Các link kiện bán dẫn : như điot, tranzito... về cấu tạo thành phần cũng như tính chất ứng dụng của các linh kiện này.
  • Các kiến thức nền tảng về mạch linh kiện điện tử,mạch dùng khuếch đại thuật toán rất bổ ích cho việc làm đồ án điện tử công suất về sau.
  • Các mạch dùng cho đồ án môn vi điều khiển hay là vi xử lý
  • Cách thức chuyển đổi sang tín hiệu số, nền tảng của môn điện tử số cũng như môn điều khiển số về sau.
  • Các kiến thức về bộ điều chế hay giải điều chế hoặc tách xung..
- Vì thế các bạn nên chú tâm cho môn này để đạt được kết quả cao cũng như làm đơn giản hóa các môn học về sau.
+ Giáo trình tham khảo
+Giáo trình của học viện công nghệ bưu chính viễn thông
https://drive.google.com/folderview?id=0B5OB4dI6XfuDMHNuQnBXR21VNGM&usp=sharing

+ Bài tập tham khảo
Read more
Giáo trình môn vật lý đại cương


Phần I CƠ HỌC 

Chương 1 : Cơ học chất điểm 
LT10/BT1
1.1 Động học chất điểm
1.1.1 Những khái niệm mở đầu
1.1.2 Vận tốc và gia tốc
1.2 Động lực học chất điểm
1.2.1 Các định luật Niutơn
1.2.2 Các định lý về động lượng
1.2.3 Chuyển động tương đối và nguyên lý Galilê
1.3. Năng lượng
1.3.1 Công và công suất
1.3.2 Năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng
1.3.3 Động năng
1.3.4 Thế năng
1.4. Trường hấp dẫn
1.4.1 Định luật Niutơn về lực hấp dẫn vũ trụ
1.4.2 Trường hấp dẫn
Chương 2 : Cơ học hệ chất điểm – vật rắn LT5/BT1
2.1 Động học hệ chất điểm - vật rắn
2.2 Động lực học hệ chất điểm - vật rắn
2.2.1 Định luật bảo toàn động lượng
2.2.2 Phương trình chuyển động của vật rắn
2.2.3 Mômen động lượng của hệ chất điểm-vật rắn
Phần II ĐIỆN – TỪ 

Chương 3 : Trường tĩnh điện 
LT8/BT2
3.1 Những khái niệm mở đầu
3.2 Định luật Culông
3.3 Khái niệm điện trường và vectơ cường độ điện trường
3.4 Điện thông và định lý O-G đối với điện trường
3.5 Điện thế và mặt đẳng thế
3.6 Liên hệ giữa vectơ cường độ điện trường và điện thế
Chương 4 : Vật dẫn LT5/BT1
4.1 Điều kiện và tính chất vật dẫn cân bằng tĩnh điện
4.2 Hiện tượng điện hưởng
4.3 Điện dung của một vật dẫn cô lập
4.4 Tụ điện
4.5 Năng lượng điện trường
4.6 Dòng điện không đổi
Chương 5 : Điện môi LT3/KT1(P1+2)
5.1 Sự phân cực của chất điện môi
5.2 Véctơ phân cực điện môi
5.3 Điện trường tổng hợp trong điện môi.
5.4 Điện môi đặc biệt
Chương 6 : Từ trường của dòng điện không đổi LT8/BT2
6.1 Định luật Ampe về tương tác từ của dòng điện
6.2 Từ trường và vectơ cảm ứng từ
6.3 Từ thông và định lý O-G đối với từ trường
6.4 Định lý Ampe về dòng điện toàn phần
6.5 Tác dụng của từ trường lên dòng điện và một hạt điện chuyển động
Chương 7 : Hiện tượng cảm ứng điện từ LT4/BT1
7.1 Các định luật về hiện tượng cảm ứng điện từ
7.2 Hiện tượng tự cảm
7.3 Hiện tượng hỗ cảm
7.4 Năng lượng từ trường
Chương 8 : Vật liệu từ LT4
8.1 Nguyên tử trong từ trường ngoài
8.2 Nghịch từ và thuận từ
8.3 Sắt từ
Chương 9 : Trường điện từ LT3/KT1(P2)
9.1 Luận điểm I của Macxoen
9.2 Luận điểm II của Macxoen
9.3 Trường điện từ và hệ các phương trình Macxoen.
III. TÀI LIỆU HỌC TẬP
https://drive.google.com/folderview?id=0B5OB4dI6XfuDRm5DWUp0ZTA1UHM&usp=sharing

Read more
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016
Giáo trình và bài tập môn Phương pháp tính

Read more


Chương 1. Hàm giải tích Phức
Chương 2. Phép biến hình bảo giác và các hàm sơ cấp đơn giản
Chương 3. Tích phân Hàm phức
Chương 4. Chuỗi Hàm phức
Chương 5. Lý thuyết thặng dư
Chương 6. Phép biến đổi Laplace
Chương 7. Phương trình Vật lý_Toán


- Một số giáo trình Hàm phức tiêu biểu


- Bài tập tổng hợp Hàm phức



-Đề thi tổng hợp hàm phức


Read more
GIáo trình Xác xuất thống kê và bài tập đề thi tổng hợp

Xác suất thống kê là tài liệu giáo trình cung cấp cho các bạn học sinh, sinh viên cao đẳng, đại học những kiến thức về lý thuyết xác suất, thống kê. Những kiến thức này giúp sinh viên đi theo con đường nghiên cứu lý thuyết hoặc sử dụng trong việc giải toán xác suất trong công tác điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu.
Nội dung tài liệu Xác suất thống kê:
- Lý thuyết cơ sở của toán xác suất, thống kê
- Gồm cả lý thuyết và bài tập
- Cung cấp cho học sinh các phương pháp thống kê
- Áp dung vào việc điều tra, phân tích số siệu



Link tải giáo trình xác xuất thống kê của DHNN và DHQG hà nội


-Giáo trình XSTK của DH khoa học tự nhiên
http://123doc.org/document/3416344-bai-giang-xac-xuat-thong-ke.htm

- Bài tập xstk




-Đề thi môn Sxtk





Read more
TUYỂN TẬP GIÁO TRÌNH VÀ BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP Ở ĐẠI HỌC


    Một môn học sẽ theo các bạn hết năm nhất và kì 1 năm 2 sẽ là toán cao cấp 1,2,3.Ngoài ra còn có các môn như xác xuất thống kê, Phương pháp tính , hàm phức và phép biến đổi Laplace.Các bạn có thể mua giáo trình ở ngoài hoặc đơn giản lên mạng down giáo trình về để học offline .

- Một vài giáo trình Toán cao cấp 1 tuyển chọn + Giáo trình toán cao cấp A1 của Đại học Quốc gia TP HỒ CHÍ MINH
+ Toán cao cấp ( phần đại số tuyến tính )
+ Bài giảng Toán cao cấp 1 của TS. Vũ Gia Tê, Ths. Đỗ Phi Nga
+ Giáo trình toán cao cấp 1 dành cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học

 https://drive.google.com/drive/folders/0B5OB4dI6XfuDUDZ6dTVqamFPOFk

- Bài tập toán cao cấp 1 
+ Bài tập Toán cao cấp 1 - Nguyễn Đình Trí
+ Bài tập Toán cao cấp 1 tuyển chọn
https://drive.google.com/drive/folders/0B5OB4dI6XfuDb3k2b190VVNnS0E

- Giáo trình toán cao cấp 2
https://drive.google.com/folderview?id=0B5OB4dI6XfuDWHJPbE9RbHlVNVk&usp=sharing

- Bài tập toán cao cấp 2
https://drive.google.com/folderview?id=0B5OB4dI6XfuDMnVsUUZUaElpLUU&usp=sharing

- Giáo trình toán cao cấp 3
https://drive.google.com/drive/folders/0B5OB4dI6XfuDRDJ2a0lEektzUEE













Read more
Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016
TÀI LIỆU LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG


Thứ mà các bạn đang nhìn thấy ở đây chính là thứ mà các bạn sẽ phải chinh phục thiết kế nó suốt 4,5 năm đại học.Đó là việc thiết kế bộ điều khiển PID. Sau đây mình xin cung cấp cho các bạn một số các tài liệu giáo trình cũng như giới thiệu về 1 số phần mềm các bạn cần học.








1. Tổng quan

      Đối với những người mới bắt đầu,các bạn chưa cần quan tâm tới cái hình này là cái j,điều quan trọng nhất là các bạn lên lưu lại bài viết này vì trước khi thiết kế bộ đk PID bạn sẽ phải học các kiến thức nền tảng của thầy cô mà mình để 1 số tài liệu tham khảo ở bên dưới cho các bạn để học và tham khảo để từ đó có thể thiết kế bộ P,bộ PI và PID cho động cơ chạy với tốc độ ổn định chẳng hạn .....Chắc chắn rằng sau khi có những kiến thức nền tảng và quay lại bài này các bạn sẽ cảm thấy những kiến thứ ở dưới đây không hề vô ích tý nào :))
Một bộ điều khiển vi tích phân tỉ lệ (bộ điều khiển PID- Proportional Integral Derivative) là một cơ chế phản hồi vòng điều khiển (bộ điều khiển) tổng quát được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển công nghiệp – bộ điều khiển PID được sử dụng phổ biến nhất trong số các bộ điều khiển phản hồi. Một bộ điều khiển PID tính toán một giá trị "sai số" là hiệu số giữa giá trị đo thông số biến đổi và giá trị đặt mong muốn. Bộ điều khiển sẽ thực hiện giảm tối đa sai số bằng cách điều chỉnh giá trị điều khiển đầu vào. Trong trường hợp không có kiến thức cơ bản về quá trình, bộ điều khiển PID là bộ điều khiển tốt nhất.Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, các thông số PID sử dụng trong tính toán phải điều chỉnh theo tính chất của hệ thống-trong khi kiểu điều khiển là giống nhau, các thông số phải phụ thuộc vào đặc thù của hệ thống.
Giải thuật tính toán bộ điều khiển PID bao gồm 3 thông số riêng biệt, do đó đôi khi nó còn được gọi là điều khiển ba khâu: các giá trị tỉ lệtích phân và đạo hàm, viết tắt là P, I, và D. Giá trị tỉ lệ xác định tác động của sai số hiện tại, giá trị tích phânxác định tác động của tổng các sai số quá khứ, và giá trị vi phân xác định tác động của tốc độ biến đổi sai số. Tổng chập của ba tác động này dùng để điều chỉnh quá trình thông qua một phần tử điều khiển như vị trí của van điều khiển hay bộ nguồn của phần tử gia nhiệt. Nhờ vậy, những giá trị này có thể làm sáng tỏ về quan hệ thời gian: P phụ thuộc vào sai số hiện tạiI phụ thuộc vào tích lũy các sai số quá khứ, và D dự đoán các sai số tương lai, dựa vào tốc độ thay đổi hiện tại.
Bằng cách điều chỉnh 3 hằng số trong giải thuật của bộ điều khiển PID, bộ điều khiển có thể dùng trong những thiết kế có yêu cầu đặc biệt. Đáp ứng của bộ điều khiển có thể được mô tả dưới dạng độ nhạy sai số của bộ điều khiển, giá trị mà bộ điều khiển vọt lố điểm đặt và giá trị dao động của hệ thống. Lưu ý là công dụng của giải thuật PID trong điều khiển không đảm bảo tính tối ưu hoặc ổn định cho hệ thống.
Vài ứng dụng có thể yêu cầu chỉ sử dụng một hoặc hai khâu tùy theo hệ thống. Điều này đạt được bằng cách thiết đặt đội lợi của các đầu ra không mong muốn về 0. Một bộ điều khiển PID sẽ được gọi là bộ điều khiển PI, PD, P hoặc I nếu vắng mặt các tác động bị khuyết. Bộ điều khiển PI khá phổ biến, do đáp ứng vi phân khá nhạy đối với các nhiễu đo lường, trái lại nếu thiếu giá trị tích phân có thể khiến hệ thống không đạt được giá trị mong muốn.

1.1 Độ lợi tỉ lệ, K_p

      Giá trị càng lớn thì đáp ứng càng nhanh do đó sai số càng lớn, bù khâu tỉ lệ càng lớn. Một giá gị độ lợi tỉ lệ quá lớn sẽ dấn đến quá trình mất ổn định và dao động.

1.2 Độ lợi tích phân, K_i

      Giá trị càng lớn kéo theo sai số ổn định bị khử càng nhanh. Đổi lại là độ vọt lố càng lớn: bất kỳ sai số âm nào được tích phân trong suốt đáp ứng quá độ phải được triệt tiêu tích phân bằng sai số dương trước khi tiến tới trạng thái ổn định.

1.3 Độ lợi vi phân, K_d

      Giá trị càng lớn càng giảm độ vọt lố, nhưng lại làm chậm đáp ứng quá độ và có thể dẫn đến mất ổn định do khuếch đại nhiễu tín hiệu trong phép vi phân sai số.

2.Tài liệu tham khảo 

- Cơ sở tự động và lý thuyết điều khiển tự động cùng bài tập của TS.HUỲNH THÁI HOÀNG, DH BÁCH KHOA TP.HCM

- 1 Số giáo trình lý thuyết điều khiển tự động của cô Phạm Thị Hương Sen

https://drive.google.com/drive/folders/0B5OB4dI6XfuDN0tyaG10eHhPX2s
- 1 Số đồ án về lý thuyết điều khiển tự động tham khảo

Read more
Làm thế nào để học tập tốt tại EPU

Làm thế nào để học tập tốt ở EPU ?


  Các bạn a, thực thế cho thấy vấn đề nan giải nhất của cộng đồng EPU hiện nay là làm thế nào để có thể sống sót trong kì thi một cách Vi diệu mà không phải thi lại thi cải thiện nhiều :)).Nhưng để giải quyết vấn đề này thì không phải đơn giản và hầu hết trong hơn 4 năm học của các bạn chắc chắn sẽ có một vài cú vấp hơi đau.
  Bước qua các kì thi ở đại học mình mới hiểu ra rằng để có thể có được một thành tích tốt mà các bạn vẫn có thể dành thời gian để đi làm đi học hỏi hoặc đi chơi hoạt động xã hội bla bla bla,các bạn sẽ cần phải có rất nhiều điều cần làm.Tuy nhiên chỉ cần có 3 phương pháp chủ chốt mà các bạn cần nắm vững và làm theo,mình tin rằng điểm phẩy của các bạn sẽ được tăng lên trong một hoặc 2 kì tới hihi.

1.Luôn học với những người giỏi hơn mình


- Trong mội trường ở đại học, khi mà các giảng viên của chúng ta truyền tải một lượng lớn kiến thức trong khoảng thời gian nhanh mức mà đến chúng ta cũng không thể tưởng tượng con đường đi từ học chính đến học lại nó lại ngắn như thế nào thì việc thu nhận và "xử đẹp" môn đấy lại khó như thế nào.Tuy nhiên trong lớp các bạn luôn luôn có những thành phần cứng môn nào cũng học được và làm được.Kiểu nó như một nguồn năng lượng vô tận ấy kaka.Vì vậy thay vì phải tốn một khoảng thời gian để giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập của mình, hãy hỏi họ và đôi lúc bạn phải bất ngờ vì một môn học trong vòng 3 4 tháng mình lại có thể ngồi ngâm trong vòng vài ngày,thậm chí vài buổi hay siêu nhân hơn -trước thi vài giờ-.

2.Đừng ngồi học 1 mình khi xung quanh bạn còn có vài người khác.


- Là một sinh viên, trải qua cuộc sống ở đại học chắc các bạn cũng được nghe qua được đọc các sách của nhiều nhân vật nổi tiếng hoặc được thực hành hay thể hiện mình ở môi trường làm việc nhóm.Áp dụng vào việc học thay vì phải giải quyết vấn đề 1 mình thì có tận 5 6 cái đầu cùng lên thư viện hoặc lớp học để giải quyết,và đương nhiên thời gian sẽ rút ngắn đi rất nhiều.Điều tất yếu xảy ra là các bạn sẽ có dư thời gian để hoạt động làm việc khác hoặc đi chơi với người yêu chẳng hạn hehe.Hãy học nhóm và tìm cho mình những người bạn để học chung, biết đâu với những người bạn học yếu sẽ tốt lên, nhưng người học tốt sẽ thuyết trình tốt hơn và những người FA sẽ tìm được một nửa của mình :).

3.Điều quan trọng vẫn nằm ở ý thức của bạn



- Mỗi sinh viên chúng ta đều có được 1 cái gọi là thông minh,có người rất thống minh nhưng không phải ai cũng được như thế. Tuyệt nhiên môi trường ở đại học là một phép thử rất tuyệt vời dành cho cái đầu của các bạn. Phần lớn sinh viên bọn mình đi đến năm 4 đại học rồi, giở lại học bạ thời cấp 3 ra và lại bất ngờ: Vãi chưởng hồi xưa mình cũng cứng phết :)) toàn 8 9 phẩy mà bh 2,5 còn phải vật vã nhể :v :v ?.Suy cho cùng cũng chính là do ý thức về việc học của chính mình mà thôi.Người ta cứ bảo môi trường ở đại học vs cấp 3 khác nhau một trời một vực.Điều đấy là tất nhiên vì nó có chữ "ĐẠI" mà.Rồi thì học ở trên đây thầy cô chả chịu giảng j cả toàn giấu nghề, bắt sinh viên tự nghiên cứu tìm tòi ...nhưng nếu ý thức được về mọi việc kể cả việc học một cách nghiêm túc thì dù các bạn có sống trong môi trường nào đi chăng nữa thì tư tưởng ngời sáng đó cũng không bao giờ làm các bạn lay động.Mình có biết một thanh niên ở trường, mới tầm khoảng hơn 1 năm thôi nhưng cậu ta đang sống với mức lương mơ ước của nhiều sinh viên ra trường mà thành tích học tập thì top 1 top 2 của lớp.Tại sao một con người suốt ngày đi làm đến gần như cả tháng còn ko về lại có được 1 kết quả như thế ? Ông trời giúp cậu ta sao, hay là theo chủ nghĩa COCC. Tất cả những suy nghĩ đó chỉ là ngụy biện cho việc không thể chấp nhận thực tại rằng con người ấy có một ý thức một sự nghiêm túc trong công việc cũng như học hành và điều đó đang giúp cậu ta đã đang và sẽ đạt đươc những thành công trong EPU.
- Việc định hướng và duy trì ý thức về việc học một cách nghiêm túc sẽ giúp các bạn vượt qua rất nhiều trở ngại.Là sinh viên ai chẳng có nhiều lần đi chơi với bạn bè, rồi đi làm thêm để kiếm sống phụ giúp gia đình, rồi vài bữa nhậu nhẹt với anh em đám bạn thân,làm vài trận bóng.Tại mọi thời điểm chúng ta luôn phải định vị xem mình đang ở đâu mình đang làm j và ý thức được việc đấy sẽ có ảnh hưởng thế nào đến việc học tập và làm việc không.Nếu ảnh hưởng thì mình khuyên các bạn là nên từ bỏ hoặc phải nỗ lực gấp 3 gấp 4 lần hơn nữa để không bị thụt lùi.Nên nhớ " cái được là những cái đằng sau,chứ không phải là cái hơn nhau ở trên bàn nhậu".



Cuối cùng xin chúc các bạn học tập tốt lao động tốt và hoàn thiện được bản thân mình hơn vì một mục tiêu nói không với thi lại, học lại. 























\
Read more
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Lời nói đầu


    Xin chào tất cả các bạn.Để phục vụ tốt hơn cho việc học và tham khảo trong trường mình,mình đã nung nấu ý tưởng và quyết định xây dựng lên 1 blog mang phong cách riêng của mình để có thể chia sẻ được cho các bạn những tài liệu cũng như đề thi phương pháp và phần mềm cũng như hướng dẫn mà mình đã tích góp được trong 4,5 năm học vừa qua. Tất nhiên hoàn toàn miễn phí. Rất mong muốn xây dựng nên được 1 cộng đồng EPU nói không với thi lại,học lại :)).
     Xin chân thành cảm ơn các bạn. Hãy thường xuyên theo dõi Blog của mình nhé,các bạn sẽ tìm được vô số các kiến thức mà bạn muốn biết đó :)
Read more